Du LịchĐịa Danh

Chùa Bà Nước Mặn nơi lưu giữ lễ hội Đô Thị Nước Mặn cực linh thiêng qua hàng thế kỉ

Chùa Bà Nước Mặn, di tích “tâm linh” nổi tiếng suốt 4 thế kỉ là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa, tinh thần to lớn của vùng cảng thị Nước Mặn nổi tiếng một thời. Trong bài viết này, hãy cùng HiQuyNhon khám phá thôi nào!

Giới thiệu về chùa Bà Nước Mặn

Bình Định có rất nhiều di tích lịch sử và kiến trúc tôn giáo, chùa Bà Nước Mặn được xem là một ngôi chùa có kiến trúc độc đáo và nổi tiếng linh thiêng. Nơi này lưu giữ những giá trị tinh thần đặc biệt với người dân địa phương và là nơi gắn với cảng thị Nước Mặn nổi tiếng một thời. 

Chùa Bà Nước Mặn - Ảnh: sưu tầm
Chùa Bà Nước Mặn – Ảnh: sưu tầm

Vào khoảng thế kỷ XVI – XIX cảng thị Nước Mặn bước vào thời phồn vinh, người Hoa di chuyển bằng thuyền sang xin chúa Nguyễn nhập cư. Họ không những lập nên phố xá buôn bán sầm uất mà còn mang theo tín ngưỡng của mình đến đây, điển hình là việc thờ Quan Thánh và Thiên Hậu.

Chùa Bà được dựng lên vào giai đoạn này, thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu – một nhân vật thần thoại có công cứu vớt tàu thuyền mắc nạn trên biển. Các tàu thuyền thường đặt bàn thờ Bà đầu mũi thuyền để khấn bái phù hộ khi lênh đênh trên biển cả.

Ban sao cua Thiet ke chua co ten 2022 04 15T152349 compressed
Chùa Bà Nước Mặn – Ảnh: sưu tầm

Chùa Bà Nước Mặn ở đâu?

Chùa Bà Nước Mặn toạ lạc tại thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn hơn 20km.

Ban sao cua Thiet ke chua co ten 2022 04 15T151719.745
Chùa Bà Nước Mặn – Ảnh: Google Maps

Giá vé và giờ hoạt động

  • Giá vé: miễn phí
  • Giờ hoạt động: 7h30 – 11h30; 14h00 – 17h30
chua ba2 compressed
Chùa Bà Nước Mặn – Ảnh: Google Maps

Kiến trúc độc đáo của chùa Bà Nước Mặn

Chùa Bà Nước Mặn được thiết kế theo hình chữ Nhất. Chùa nằm bên cạnh sông Cầu Ngói, quay mặt về hướng Nam, phía trước chùa có một hồ nước nhỏ, sau hồ là bức bình phong được trang trí hình Long Mã, bát quái, mặt trong trang trí hình chim phượng, một trong tứ linh hay được thờ phụng trong các đình, chùa.

Ban sao cua Thiet ke chua co ten 2022 04 15T151342 compressed
Chùa Bà Nước Mặn – Ảnh: sưu tầm

Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc Nam Hoa, mái cong hình thuyền, đỉnh trang trí hình lưỡng long triều nguyệt, hai đầu đốc trang trí hình chim phượng, diềm mái trang trí hoa văn theo kiểu ghép mảnh men sứ các loại lại với nhau.

Ban sao cua Thiet ke chua co ten 2022 04 15T152713 compressed
Chùa Bà Nước Mặn – Ảnh: sưu tầm
Ban sao cua Thiet ke chua co ten 2022 04 15T152742 compressed
Chùa Bà Nước Mặn – Ảnh: sưu tầm

Phía trước chùa là 3 cổng Tam Quan thiết kế theo kiểu vòm cuốn, bên trên gắn hình Hổ và Kỳ Lân, diềm mái trang trí hình Bát Tiên, chính giữa trang trí hình rùa – chính là “Quy” trong tứ linh Long, Lân, Quy, Phụng.

Ban sao cua Thiet ke chua co ten 2022 04 15T153607 compressed
Chùa Bà Nước Mặn – Ảnh: sưu tầm
Ban sao cua Thiet ke chua co ten 2022 04 15T153553 compressed
Chùa Bà Nước Mặn – Ảnh: sưu tầm
Ban sao cua Thiet ke chua co ten 2022 04 15T153944 compressed
Chùa Bà Nước Mặn – Ảnh: sưu tầm
Ban sao cua Thiet ke chua co ten 2022 04 15T154016 compressed
Chùa Bà Nước Mặn – Ảnh: sưu tầm

Chùa thiết kế 3 gian, gian chính thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, tượng bằng gỗ sơn son thếp vàng, tạc trong tư thế ngồi, mặc triều phục, chân đi hài mũi cong, khuôn mặt phúc hậu, trầm tư. Tay trái để úp bàn tay lên đầu gối, tay phải co lên, bàn tay ngửa trong lòng cầm lệnh bài. Hai bên có hai tượng đứng là Thiên Nhĩ (nghe xa ngàn dặm) và Thiên Nhãn (nhìn xa ngàn dặm). Dưới gầm bàn thờ để hai tượng hổ nằm với tư thế khác nhau.

Ban sao cua Thiet ke chua co ten 2022 04 15T154250 compressed
Chùa Bà Nước Mặn – Ảnh: sưu tầm

Ở trên gian chính là bức hoành phi đề 4 chữ “Hộ quốc tý dân”, ngụ ý bảo vệ đất nước, che chở dân lành, do triều Nguyễn ban tặng. Gần cửa chính là bàn thờ hội đồng chư thần.

Bàn thờ bên trái thờ thần Hoàng Làng có khuôn mặt đỏ, mặc áo dài đỏ, đầu đội mũ vuông kết dải buông thõng, ngồi trong tư thế hai tay chắp trước bụng, chân đi giày mũi cong. Ở phía trước thần là bàn thờ bày Tam sự, hai bên bày tượng hai vị Thần Hộ Giáp (Thần gác cửa), dân gian hay gọi hai vị thần này là Tả Du và Hữu Du. Bên trên treo bức hoành phi đề chữ khảm ốc “Phúc ấm trùng quang”, nghĩa là phúc tốt còn mãi.

Phía bên phải là bàn thờ Bà Thai Sanh Thánh Mẫu với tượng gỗ sơn son thếp vàng, được tạc tư thế ngồi, chân mang hài mũi cong, mặc áo kiểu triều phục màu vàng, hai tay co, bàn tay nắm tự nhiên, một tay cầm cuộn vải phán, tay kia cầm cây bút tàu. Hai bên bày hai tượng ngựa sơn đỏ, phía trước là bàn thờ tượng 12 Bà Mụ trong tư thế bồng con, dưới chân bày bàn thờ để chúng sinh đến cúng lễ cầu con; bên trên treo bức hoành phi đề 3 chữ “Tư sanh đức”.

Ban sao cua Thiet ke chua co ten 2022 04 15T154418 compressed
Chùa Bà Nước Mặn – Ảnh: sưu tầm

Ở ngoài sân, từ phía bên phải vào là miếu Thanh Minh, kế đến là một giếng nước vuông (kiểu giếng của người Chăm). Sau cùng là nhà thờ Nghĩa tự xây mới, bên trong thờ những người có công đóng góp xây dựng chùa.

Lễ hội Đô thị Nước Mặn

Lễ hội Đô thị Nước Mặn hay lễ hội chùa Bà Nước Mặn là một trong những lễ hội cổ truyền có quy mô lớn và ra đời sớm ở Bình Định. Khoảng 400 năm trước, khu vực thôn An Hòa là cảng thị Nước Mặn rất sầm uất. Người Hoa từ Quảng Đông, Phúc Kiến di cư sang mở phố buôn bán. Lễ hội Nước Mặn ra đời đánh dấu một cảng thị bước vào thời kỳ phồn vinh và thể hiện sự dung hòa văn hóa Việt – Hoa.

Hàng năm lễ hội Đô thị Nước Mặn được tổ chức rất lớn trong ba ngày: Ngày cuối tháng giêng và ngày 1, ngày 2 của tháng 2 âm lịch.

Ban sao cua Thiet ke chua co ten 2022 04 15T155414 compressed
Chùa Bà Nước Mặn – Ảnh: sưu tầm

Thời phồn vinh, Nước Mặn có tên trên nhiều bản đồ hàng hải quốc tế, cho thấy quy mô của cảng thị lúc đương thời. Nước Mặn có đường hàng hải quốc tế của Bồ Đào Nha buôn bán với Philippines, Malaysia, Macao và có lẽ có cả Nhật Bản (theo Cảng thi Nước Mặn và văn hóa cổ truyền).

Vào năm 20/11/2017, khi tỉnh Bình Định công nhận di tích lịch sử “Nước Mặn” là “Nơi phôi thai chữ Quốc ngữ” đã khiến cho vùng đất này trở thành nơi có đến 2 di sản văn hóa đáng chú ý là Lễ hội Đô thị Nước Mặn và nơi phôi thai hình thành chữ Quốc ngữ.

chua ba compressed
Chùa Bà Nước Mặn – Ảnh: sưu tầm

Tế thần chính là nghi thức tín ngưỡng trong lễ hội, sau đó mới đến phần phô diễn những nét đẹp trong đời sống văn hóa, tâm linh Nước Mặn thời xưa. Đầu tiên là nghi thức rước các biểu trưng trên đường phố để tưởng nhớ công lao biến vùng ven biển này thành một đô thị phồn vinh của Xứ Đàng Trong nói chung và Bình Định thời bấy giờ nói riêng của ông cha ta.

Ban sao cua Thiet ke chua co ten 2022 04 15T155817 compressed
Chùa Bà Nước Mặn – Ảnh: sưu tầm

Những biểu trưng như hình người đốn cây khai hoang, phá rừng ngập mặn, người vỡ ruộng làm bờ, quăng lưới bắt cá hay chăn nuôi, trồng trọt, … được kính cẩn đặt lên kiệu nối tiếp nhau khiêng đi. Rồi những biểu trưng của tàu thuyền, những thủy thủ khoẻ mạnh, cường tráng đã đương đầu với sóng và gió để đến Nước Mặn được rước đi. Tiếp đến là các trò chơi dân gian như đánh đu, kéo co, đấu võ, bài chòi, …

Ban sao cua Thiet ke chua co ten 2022 04 15T155844 compressed
Chùa Bà Nước Mặn – Ảnh: sưu tầm

Qua thời gian, các cuộc chiến tranh tàn khốc đã khiến nhiều đền miếu bị phá hủy và sau nhiều lần trùng tu nay chỉ còn Chùa Bà Nước Mặn giữ lại được phần nào nét kiến trúc ban đầu. Trải qua bao đời tiếp nối gìn giữ, lễ hội Đô thị Nước Mặn đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của người dân địa phương nói riêng và của tỉnh Bình Định nói chung.

Ban sao cua Thiet ke chua co ten 2022 04 15T160033 compressed
Chùa Bà Nước Mặn – Ảnh: Sưu tầm

Một số lưu ý khi tham quan chùa Bà Nước Mặn

Chùa Bà Nước Mặn là nơi thờ cúng linh thiêng, do đó, khi đến tham quan chùa hoặc dự lễ hội Đô thị Nước Mặn bạn cần lưu ý những điều sau:

Điều 1: Mặc trang phục kín đáo, gọn gàng, đi nhẹ, nói khẽ, lịch sự, không chen lấn, xô đẩy.

Điều 2: Khi vào chùa, vui lòng dẫn bộ xe đạp, xe máy từ cổng vào và gửi xe đúng nơi quy định.

Điều 3: Không được mang giày dép vào điện thờ. Không vứt rác bừa bãi, Túi ni lông, thẻ nhang phải bỏ vào thùng rác đúng nơi quy định.

Điều 4: Khi lễ chùa mang theo lễ vật cúng Bà, vui lòng đến bàn soạn lễ gặp người phụ trách để được hướng dẫn tiến lễ; cúng đường xin gửi vào thùng công đức hoặc liên hệ với ban quản lý chùa.

Điều 5: Khi lễ Bà, không đội mũ, hút thuốc lá, không thắp nhiều hương (mỗi người chỉ cần thắp một nén là đủ).

Điều 6: Đến chùa cùng trẻ nhỏ, giữ trẻ không để các con chạy nhảy, đùa nghịch, đặc biệt không cho trẻ đến gần những nơi nguy hiểm như, bờ sông, bờ hồ.

Điều 7: Đối với các đoàn khách tham quan du lịch trong nước cũng như nước ngoài, trưởng đoàn hoặc hướng dẫn viên nên giới thiệu đúng thông tin về chùa, mọi thắc mắc xin liên hệ ban quản lý.

Điều 8: Đối với các đoàn về cúng cầu an dâng sớ, các đoàn hãy đến vào các ngày trước hoặc sau lễ hội.

Điều cuối cùng: Chấp hành những điều trên đây sẽ góp phần không nhỏ cho sự trường tồn của khu di tích lịch sử tâm linh Chùa Bà Nước Mặn hôm nay và mai sau.

chua ba1 compressed
Chùa Bà Nước Mặn – Ảnh: Sưu tầm

Trên đây là bài viết về chùa Bà Nước Mặn và lễ hội Đô thị Nước Mặn vang danh một thời. Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng quên nhấn theo dõi hiquynhon để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị khác nhé!

Bạn có thể tham khảo thêm một số địa điểm nổi tiếng khác tại Bình Định:

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Hiquynhon.vn (Không bao gồm một số hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại HiQuyNhon.

– Bài viết: Nhật Tiến, Tuyết Sương –

Back to top button