Cầu ngư là một loại hình lễ hội dân gian gắn liền với cuộc sống của cư dân ven biển. Ở Bình Định, lễ hội cầu ngư có hầu hết các vùng ven biển ở các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước và Thành phố Quy Nhơn. Lễ hội này được tổ chức từ tháng 2 đến tháng 6 âm lịch, tùy truyền thống vùng miền.
Lễ hôi Khai Sơn Cầu Ngư
Những trải nghiệm thú vị tại lễ hội Cầu Ngư
Trong đó, tại xã đảo Nhơn Lý – điểm đến du lịch nổi tiếng với Eo gió (nơi ngắm hoàng hôn đẹp nhất Việt Nam) và Tượng Phật đôi cao nhất Việt Nam, cũng có (thôn Lý Chánh, xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn) thường được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch. Tuy nhiên, Lễ hội cầu ngư năm nay lại được tổ chức vào 15 giờ 30 phút ngày 16.2 (tức mùng 9 tháng Giêng), Lễ hội đã diễn ra tại bờ biển cách Lăng Ông Nam Hải Vạn Đầm Xương Lý hơn 1km với lễ Cung nghinh thủy lục (rước ông Nam Hải nhập điện).
Theo Trưởng Chánh đầm Xương Lý cho biết, đây là lễ hội truyền thống có từ lâu đời và được lưu truyền cho đến hôm nay. Nhân dân 2 thôn Lý Hòa và Lý Chánh (Xương Lý) tổ chức hàng năm nhằm cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, ngư dân vạn chài đánh bắt thủy sản được mùa, thuyền bè đầy ắp tôm cá, đời sống ngư dân sung túc.
Lễ hội được tổ chức với các nghi thức trang trọng
- Lễ Cung nghinh thủy lục (rước thần Nam Hải): 5 người đàn ông trung niên đội lên đầu một giải lụa đỏ tiến sát mép biển, tiếp giáp vải lụa đỏ là án thờ. Sau hồi trống chiêng, nhạc trỗi lên Ban tế lễ thắp nhang cúng vái rước thần Nam Hải đi trên vải lụa đỏ vào án thờ.
- Lễ khởi ca và lễ tế thần: 5 người đội trên đầu vải lụa đỏ đứng lên, đi trước; hộ vệ hai bên là đội cờ, tiếp đến 4 người khiêng án thờ, đi sau cùng là Ban tế lễ, những ngươi cầm giáo mác và đội nhạc. Tất cả cùng tiến về lăng Nam Hải. Khi đến lăng, vải lụa đỏ được đưa vào bàn thờ chính điện và được cuốn vào, khi cuốn xong là thần Nam Hải đã nhập điện.
- Lễ Tỉnh sinh (mổ heo): được diễn ra vào sáng ngày 17.2 (tức mùng 10 tháng Giêng).
Sau phần lễ sẽ là phần hội với các trò chơi dân gian và hát tuồng trong ba đêm (từ mùng 10 đến 12 tháng Giêng).
Có thể thấy lễ hội cầu ngư góp phần giải tỏa, điều tiết đời sống tâm lý, tinh thần của cá nhân và cộng động ngư dân, là dịp để ngư dân thư giãn, tạo lập thế cân bằng trong đời sống tinh thần sau một năm đánh bắt vất vả, cực nhọc. Các sinh hoạt văn hóa trong lễ hội đã đem lại niềm vui, sự hưng phấn cho ngư dân, tạo tâm thế vững tin vào vụ mùa đánh bắt mới. Mặt khác, đây còn là dịp để cộng đồng tri ân với thần linh, với thế hệ tiền nhân đi trước, những người có công trong việc phát triển nghề cá, đồng thời là dịp hội ngộ bằng hữu xóm làng.
Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Hiquynhon.com (Không bao gồm một số hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Hiquynhon.com