Văn HóaLịch Sử

Ghé Thăm Lăng Mai Xuân Thưởng – Nơi Tưởng Nhớ Vị Anh Hùng Dân Tộc ở Bình Định

Lăng Mai Xuân Thưởng ở đâu? Lăng Mai Xuân Thưởng gắn liền với lịch sử dân tộc như thế nào? Hãy cùng Hiquynhon ghé thăm lăng Mai Xuân Thương – Nơi tưởng nhớ vị anh hùng yêu nước ở Bình Định nhé!

Lăng Mai Xuân Thưởng 4
Lăng Mai Xuân Thưởng – Vị anh hùng dân tộc của Bình Định (Ảnh: Sưu tầm)

Khi đến thăm Bình Định – vùng đất địa linh nhân kiệt, du khách sẽ không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn biết đến những di tích lịch sử ghi lại dấu ấn hào hùng của dân tộc như Lăng Mai Xuân Thưởng. Đến với khu Lăng Mai Xuân Thưởng, du khách sẽ được ngược dòng lịch sử để sống với tinh thần thượng võ, ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất gìn giữ quê hương của vị anh hùng hào kiệt.

1. Anh hùng dân tộc Mai Xuân Thưởng là ai?

Mai Xuân Thưởng (1960-1887) là một người con của thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện Tuy Viễn (nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Cha ông là Mai Xuân Tín, từng làm Bố chính tỉnh Cao Bằng; mẹ là bà Huỳnh Thị Nguyệt, con một nhà quyền quý trong làng [1].

Thuở nhỏ, Mai Xuân Thưởng là một người vô cùng thông minh, ham học. Năm lên 6 tuổi, cha mất sớm, ông lớn lên dưới sự nuôi dạy của mẹ và của tú tài Lê Duy Cung, nên đều giỏi cả văn lẫn võ. Năm 1878, Xuân Thưởng thi đỗ tú tài.

Lăng Mai Xuân Thưởng 7
Lăng Mai Xuân Thưởng – Vị anh hùng dân tộc của Bình Định (Ảnh: Sưu tầm)

Đầu tháng 5 năm Ất Dậu (tháng 7 năm 1885), nổ ra cuộc phản công của phe chủ chiến ở Kinh thành Huế, khi ấy ở Bình Định đang diễn ra kỳ thi Hương. Đến khi nghe tin Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị, xuống dụ Cần vương, mấy nghìn sĩ tử liền bỏ thi, trở về quê tụ nghĩa.

Ở lại thi tiếp, chỉ còn 8 người và tất cả đều trúng tuyển cử nhân, trong số đó có Mai Xuân Thưởng. Thi đỗ xong, Mai Xuân Thưởng trở về quê Phú Lạc chiêu mộ nghĩa sĩ, lập căn cứ ở Hòn Sưng (nay thuộc thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn).

Lăng mai xuân thưởng 6
Lăng Mai Xuân Thưởng – Vị anh hùng dân tộc của Bình Định (Ảnh: Sưu tầm)

Trích nguồn: Wikipedia

Vào hậu bán thế kỷ 19, trên quê hương Bình Định và Phú Yên, các nhân sĩ: Đào Doãn Địch, Bùi Điền, Lê Khanh, Nguyễn Đức Nhuận, Tăng Bạt Hổ, Mai Xuân Thưởng… là những gương mặt yêu nước tiêu biểu trong phong trào chống Pháp. Và, Mai Xuân Thưởng là một trong những thủ lĩnh chủ chốt đầy uy tín và trách nhiệm của phong trào Cần Vương chống Pháp thời bấy giờ.

Lăng Mai Xuân Thưởng
Lăng Mai Xuân Thưởng – Vị anh hùng dân tộc của Bình Định (Ảnh: Sưu tầm)

2. Lăng Mai Xuân Thưởng nằm ở đâu?

Sau khi ông mất, thi hài của ông được nhân dân đem về quê nhà để mai táng, thôn Phú Lạc, trên một gò thuộc xứ Cây Muồng, nơi mà cha ông đã yên nghỉ. 80 năm sau, vào năm 1961, nhà thơ Quách Tấn đã đứng ra vận động xây dựng lăng mộ nhà yêu nước. Địa điểm được chọn để xây lăng Mai Xuân Thưởng là ở trên một quả đồi cao thuộc thôn Hoà Sơn, xã Hoà Bình, ngay quốc lộ 19, rất thuận tiện cho việc thăm viếng.

Lăng Mai Xuân Thưởng 4 1
Lăng Mai Xuân Thưởng – Vị anh hùng dân tộc của Bình Định (Ảnh: Sưu tầm)

3. Vẻ đẹp kiến trúc của lăng Mai Xuân Thưởng

Lăng Mai Xuân Thưởng được xây dựng theo lối kiến trúc cổ để tưởng nhớ nhà yêu nước, lãnh tụ xuất sắc trong phong trào Cần Vương kháng Pháp tại Bình Định. Từ phía tây nhìn vào Tam Quan, chúng ta sẽ thấy 4 trụ cổng vuông, phía trên tạo dáng theo kiểu bầu lọ – kiến trúc theo kiểu cung đình, chùa cuối thế kỷ XIX.

Lăng Mai Xuân Thưởng 3
Lăng Mai Xuân Thưởng – Vị anh hùng dân tộc của Bình Định (Ảnh: Sưu tầm)

Sau khi leo 27 bậc tam cấp dốc dần về phía lăng, chúng ta sẽ nhìn thấy khoảng sân rộng 40m2, có lan can xây xung quanh. Từ sân tiền sảnh vào đến lăng được giật 4 cấp, trước mặt có mộ Nguyên soái Mai Xuân Thưởng.

images96846 6 2
Lăng Mai Xuân Thưởng – Vị anh hùng dân tộc của Bình Định (Ảnh: Sưu tầm)

Ðây là một ngôi nhà điệp ốc, cất theo kiểu xưa, mái ngói âm dương, thềm đá núi, nền lát đá vuông láng. Mộ nằm giữa nhà, hình chữ nhật, phía trước có mộ chí:

“Ðây là nơi an nghỉ
Bên lòng người Việt yêu nước
Nhà Anh Hùng
MAI XUÂN THƯỞNG
Ứng hùng năm Canh Thân (1860)
Tuẫn quốc năm Ðinh Hợi (1887)”

Dưới chân mộ là tấm bia cao lớn khắc bài một kỷ nêu tiểu sử và công nghiệp của Mai Xuân Thưởng. Lăng mộ được xây cất trông đơn giản nhưng khung cảnh nơi đây lại rất trang nghiêm. Hàng năm, đến ngày 15 tháng 4 âm lịch, nhân dân Tây Sơn và dòng họ đều tổ chức lễ dâng hương trước lăng mộ Ông. Lăng Mai Xuân Thưởng đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử ngày 20 tháng 4 năm 1995.

unnamed
Lăng Mai Xuân Thưởng – Vị anh hùng dân tộc của Bình Định (Ảnh: Sưu tầm)

Sự nghiệp của anh hùng Mai Xuân Thưởng đã được ghi chép vào Quốc sử, tên tuổi và tài danh của Người mãi mãi rạng rỡ với núi sông và mãi mãi sống trong lòng người Việt Nam. Tình cảm của người dân Bình Định đối với người anh hùng Mai Xuân Thưởng vẫn còn mãi theo năm tháng, và thật sâu lắng qua câu hát dân gian:

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về ẩm thực Quy Nhơn hoặc những điều thú vị khi du lịch tại miền đất võ hãy follow HiQuyNhon để được biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé! Hoặc follow trang Thành phố Quy Nhơn để được cập nhật tin tức mỗi ngày nhé

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Hiquynhon.com (Không bao gồm một số hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Hiquynhon.com

Back to top button