Tháp Dương Long – Một trong những cổ tháp gạch cao nhất Đông Nam Á tại Tây Sơn Bình Định. Hãy cùng Hiquynhon khám phá ngay ngon tháo cổ này nhé!
Quy Nhơn ngoài những bãi biển trong xanh mát lành thu hút khách du lịch, thì những công trình kiến trúc cổ từ ngàn đời xưa luôn là điểm chú ý gây sự tò mò đối với nhiều khách khi đến với Quy Nhơn, bởi vẻ đẹp cổ kính mang đậm tính chất lịch sử của miền đất võ trời văn Quy Nhơn – Bình Định.
1. Giới thiệu tháp Dương Long và cách di chuyển
Tháp Dương Long hay còn gọi là tháp Vân Trường, tháp An Chánh, tháp Bình An, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ XII đầu thế kỉ XIII. Là một di tích gồm ba tháp thẳng hàng trên một gò cao. Thuộc địa phận xã Tây Bình và xã Bình Hoà, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Henri Parmentier, nhà khảo cổ học người Pháp sau này đã phát hiện tháp Dương Long là một công trình kiến trúc – điêu khắc Chăm Pa hoành tráng và lộng lẫy ở vùng Đông – Nam Á. Năm 2015, quần thể tháp Dương Long đã được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.
Xuất phát từ Quy Nhơn, bạn đi theo QL19 đến Tây Sơn qua Hầm Hô và Bảo Tàng Quang Trung vào thôn Thủ Thiện Thượng, Bình Nghi.
2. Kiến trúc của tháp
Dương Long là cả một quần thể ba ngọn tháp nằm gần nhau. Tháp giữa cao 38.81m, tháp nam cao 32,94m, tháp bắc cao 31,76m. Phần thân của các tháp xây bằng gạch, các góc được ghép bởi những tảng đá lớn chạm trổ công phu. Với lối kiến trúc độc đáo, đặc biệt là các hoa văn, hoạ tiết được khắc tạc trực tiếp trên những tảng đá đồ sộ đặt ngay trên đỉnh, Tháp là một trong những tháp Chăm cao nhất Việt Nam.
2.1. Kiến trúc tháp Nam
Ở tháp Nam được chạm khắc và tạc tượng với hình chạm nổi những bầu vú tròn được xếp cạnh nhau trên mái tháp. Những bức phù điêu tạ những đạo sĩ ngồi thiền trong khung lá đề, hoặc những hình con sư tử hay những con vật kỳ dị. Thân tháp còn có những cây xanh bám vào, nhìn rất hay và chụp hình cũng rất đẹp luôn nhé.
2.2. Kiến trúc tháp Bắc
Ở tháp Bắc, hình chạm khắc thấy rõ nhất là ở cửa giả, các hình chạm khắc rất tinh tế với hình lá nhĩ, vòng ngoài của cửa là hình thân rắn uốn lượn xung quanh, bên trong cửa là hình mặt quái vật kala, được coi là biểu tượng của thần chiến tranh – SIVA. Ở phần phân cách giữa thân tháp và mái tháp được chạm khắc rất nhiều hình voi và sư tử, nhìn rất sinh động nhưng không kém phần tinh tế.
2.3. Kiến trúc Tháp Giữa
Là tháp trung tâm của quần thể tháp Dương Long nhưng cấu trúc lại không quá đặc sắc và cầu kỳ như 2 tháp Nam và Bắc, tháp được thiết kế cao hơn so với 2 tháp còn lại, đỉnh tháp trang trí tạo hình giống như 1 hình hoa sen lớn. Thân tháp được chạm khắc tinh tế với những họa tiết hoa văn đặc sắc của kiến trúc khmer, ngoài ra trên thân tháp có trang trí họa tiết như hình ngực phụ nữ, hình thú, hình hoa văn lạ mắt.
Tháp Dương Long sẽ là nơi cho những ai thích tìm hiểu về những công trình kiến trúc cổ đại của người Chăm Pa, đồng thời cũng là địa điểm du lịch cho những ai thích du lịch và trải nghiệm nhé.
Trên này là bài viết về Dương Long cổ tháp. Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích, hãy nhấn chuông HiQuyNhon để nhận những thông báo mới nhất.
– Bài viết: Nhật Tiến-
Bạn có thể tham khảo một số địa danh khác khi ghé đến tây sơn:
Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Hiquynhon (Không bao gồm một số hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Hiquynhon