Ẩm ThựcMón Ngon

Bánh Tét – Bánh Chưng: Truyền Thống Nghìn Năm Của Việt Nam

Nếu đã là người Việt Nam, chắc hẳn ai cũng từng ăn bánh tét – bánh chưng một lần hoặc nhiều lần trong đời. Hãy cùng HiQuyNhon ngắm nhìn lại nét văn hóa nghìn năm được người Việt Nam lưu giữ từ đời này sang đời khác nhé. 

Bánh tét – Nét đặc trưng văn hóa Việt Nam

Bánh tét còn có nhiều cái tên khác, tùy thuộc vào mỗi vùng miền khác. Từ xa xưa, ông bà ta đã có câu thành ngữ “bánh chưng miền Bắc, bánh tét miền Nam” để thể hiện sự khác nhau giữa hai miền. Nguyên liệu gói bánh tét giống bánh chưng miền Bắc, nhưng thay vì gói vuông vức, người miền Nam gói theo hình trụ dài.

 Bánh tét Việt Nam - Ảnh: Sưu tầm
Bánh tét Việt Nam – Ảnh: Sưu tầm

Bánh tét có hình trụ dài nên còn được gọi là đòn bánh, hai đòn thường có một quai bánh chưng bằng gân lá chuối tạo thành một cặp. Người ta còn làm bánh không có nhân thịt để có thể để được lâu hơn hoặc ăn chay với nhân có thể là chuối chín. Bánh được đánh giá là gói khéo khi bánh được làm tròn đều, buộc chặt, nhân bánh nằm chính giữa

Hình ảnh bên trong của một đòn bánh tét - Ảnh: Sưu tầm
Hình ảnh bên trong của một đòn bánh tét – Ảnh: Sưu tầm

Hằng năm vào dịp lễ Tết hoặc những dịp trọng đại, bánh tétbánh chưng là một món ăn không thể thiếu đối với người Việt Nam. Không những mang nét đặc trưng của nền ẩm thực Việt còn là biểu tượng cho sự ấm no và sung túc, thường được dùng làm lễ vật dâng cúng lên gia tiên, trời đất.  

 Mâm cúng gia tiên vào dịp Tết - Ảnh: Sưu tầm
Mâm cúng gia tiên vào dịp Tết – Ảnh: Sưu tầm

Vẻ đẹp tinh túy và mộc mạc của bánh tét trong đời sống người Việt

Việc gói bánh, đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận. Để làm được một đòn bánh ngon. Không những phụ thuộc vào khâu chuẩn bị nguyên liệu, người gói bánh phả thật công tâm, để khi làm ra thành quả sẽ mang đến những giá trí hiện thực và cả tinh thần.

Nguyên liệu làm bánh tét - Ảnh: Sưu tầm
Nguyên liệu làm bánh tét – Ảnh: Sưu tầm
Lớp gạo nếp đậu xanh và nhân thịt mỡ của bánh tét - Ảnh: Sưu tầm
Lớp gạo nếp, đậu xanh và nhân thịt mỡ của bánh tét – Ảnh: Sưu tầm

Bánh vào ngày Tết thường để lâu được vài ngày hoặc tùy thuộc vào cách bảo quản có thể giữ để ăn dài dài.  Được nấu vào đêm giao thừa hoặc trước những ngày lễ, dịp đặc biệt tầm 1 – 2 ngày để có thể có đạt bánh tét chuẩn và không sử dụng bếp núc mà sử dụng củi, than để nấu bằng nồi lớn.

bánh tét Việt Nam (nguồn: sưu tầm)
Bánh tét được nấu trong một chiếc nồi lớn – Ảnh: Sưu tầm
Bánh tét có nhiều loại nhân - Ảnh: Sưu tầm
Bánh tét có nhiều loại nhân – Ảnh: Sưu tầm

Đây thường là bánh tét nhân mặn với thịt, mỡ và đậu xanh, và dùng cho nhiều người ăn. Ngoài ra, còn có bánh tét nhân ngọt với nhân chuối hoặc đậu xanh, loại to dùng cho nhiều người ăn hoặc loại nhỏ dùng cho một người ăn.

Bánh tét nhân mặn gồm thịt, mỡ và đậu xanh - Ảnh: Sưu tầm
Bánh tét nhân mặn gồm thịt, mỡ và đậu xanh – Ảnh: Sưu tầm

Người miền Trung còn ăn bánh tét với dưa món, là món dưa gồm củ kiệu, đu đủ, cà rốt, su hào ngâm trong nước mắm đường. Để đỡ ngán, bánh cũng có thể được rán qua trong chảo mỡ cho lớp vỏ ngoài chín vàng giòn chúng ta thường gọi là bánh tét chiên.

Một cách ăn bánh tét của người miền Trung - Ảnh: Sưu tầm
Một cách ăn bánh tét của người miền Trung – Ảnh: Sưu tầm

-Bài viết: Thảo My-

Hy vọng bài viết này sẽ mang cho bạn những thông tin bổ ích. Bật chuông thông báo để nhận những bài viết mới nhất từ HiQuyNhon. Hoặc follow fanpage Thành phố Quy Nhơn để cập nhật thêm thông tin hay ho về thành phố biển nhé.

Bạn có thể tham khảo những bài viết khác
Bí ẩn Tháp Thầy Bói
Vẻ đẹp mộc mạc Bãi Rạng

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Hiquynhon (Không bao gồm một số hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Hiquynhon

Back to top button